Đang xử lý.....

Về lại làng nghề truyền thống bánh phồng Phú Ngãi (Ba Tri) 

Tương phản: Tăng tương phản (Tăng tương phản+) Giảm tương phản (Giảm tương phản-)
Thứ Tư, 28/11/2012, 00:00 (GMT+7) 4538

(Bentre.gov.vn)-Trong những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm lại làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Phú Ngãi (Ba Tri) và cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây.

Xã Phú Ngãi, Ba Tri, có kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với 750ha. Từ lâu, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, tận dụng nguồn nguyên liệu nếp sẵn có của địa phương, cộng với một số phụ phẩm khác như dừa, đường, người dân ở Phú Ngãi đã sản xuất bánh phồng để cung cấp cho bà con ở địa phương dùng cúng tổ tiên, ông bà trong những ngày tết.

Thuở ấy, do sản xuất số lượng ít nên chỉ có một vài hộ làm bánh phồng. Dần dần do nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao và có thu nhập khá nên nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nghề này. Đến nay Phú Ngãi có 56 hộ sản xuất bánh phồng với trên 250 lao động tham gia.

Để tăng năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả cao, người dân luôn đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư cải tiến phương tiện. Nếu như trước đây bà con dùng lá chuối để lót bánh, ống tre để cán thì bây giờ được lót nhựa và cán bằng ống nhựa. Đặc biệt là trang bị máy quếch bánh bằng điện thay cho sức người.

Đến nay, tất cả các hộ đều sử dụng phương tiện này, với kinh phí mỗi máy 15 triệu đồng. Sử dụng máy quếch này mỗi ổ bánh rút gắn thời gian từ 20 phút còn 15 phút, giảm công lao động 2 người so với làm thủ công.

Nhờ sản xuất có chất lượng, được ưa chuộng nên hiện nay bánh phồng của người dân ở Phú Ngãi được thương lái đến tận nơi đặt mua, không còn phải mang đi bán như trước.

Do lượng tiêu thụ ngày càng tăng nên hiện nay người dân ở Phú Ngãi sản xuất bánh phồng quanh năm. Từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập không nhỏ cho nhiều lao động.

Năm 2011, các hộ ở Phú Ngãi đã sản xuất được trên 6.880 thiên bánh phồng, doanh thu hơn 11 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/năm.

Gia đình anh Nguyễn Văn Bé Tư sinh năm 1963, ở ấp Phú Thuận chỉ với 3 lao động bình quân mỗi ngày sản xuất được 8 ổ bánh, mỗi ổ 100 cái bánh. Hiện nay giá bán mỗi ổ bánh 130.000 đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 40.000 đồng.

Làm thế nào để duy trì và phát triển nghề sản xuất bánh phồng của mình, anh Nguyễn Văn Bé Tư cho biết: “Phải sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Để cho bánh có chất lượng khi làm phải chọn nếp thuần, đường, dừa có chất lượng. Khi nếp nấu xong, trước khi cán phải trộn men để khi nướng bánh được chùi (nở to, bóng). Khi có chất lượng, người tiêu dùng ưa chuộng, thương lái sẽ đến đặt mua nhiều. Từ đó tôi mới sản xuất bánh nhiều hơn, cung cấp cho nhiều nơi” .

Không chỉ thế mà người dân còn rất ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Nếu như trước đây nguồn nước thải của nguyên liệu làm bánh đổ ra bên ngoài thì giờ đây người dân sử dụng làm nước uống cho gia súc. Từ đó hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Từ kết quả này, năm 2007 nghề sản xuất bánh phồng của người dân ở Phú Ngãi được công nhận làng nghề truyền thống.

Ông Huỳnh Văn Lâm - Trưởng ban đại diện làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Phú Ngãi nói: “Sắp tới, chúng tôi sẽ vận động bà con sản xuất bánh phồng có chất lượng cao, đồng thời giữ gìn vệ sinh môi trường để không ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bên cạnh đó, đề nghị các ngành chức năng sớm công nhận thương hiệu sản phẩm để bánh phồng của địa phương dễ dàng tìm đầu ra. Ngoài ra, mong Nhà nước hỗ trợ vốn cho các hộ nơi đây để trang bị phương tiện mới, hiện đại, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là trong dịp tết cổ truyền”.

Tuy hoạt động không quy mô như làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, nhưng làng nghề sản xuất bánh phồng ở Phú Ngãi, Ba Tri cũng tạo ra được một sản phẩm bánh từ sự cần mẫn, thiết tha để chuyển hương vị của quê hương đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh đồng thời mang về thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương. 

Trong những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm lại làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Phú Ngãi (Ba Tri) và cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây.

Xã Phú Ngãi, Ba Tri, có kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với 750ha. Từ lâu, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, tận dụng nguồn nguyên liệu nếp sẵn có của địa phương, cộng với một số phụ phẩm khác như dừa, đường, người dân ở Phú Ngãi đã sản xuất bánh phồng để cung cấp cho bà con ở địa phương dùng cúng tổ tiên, ông bà trong những ngày tết.

Thuở ấy, do sản xuất số lượng ít nên chỉ có một vài hộ làm bánh phồng. Dần dần do nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao và có thu nhập khá nên nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nghề này. Đến nay Phú Ngãi có 56 hộ sản xuất bánh phồng với trên 250 lao động tham gia.

Để tăng năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả cao, người dân luôn đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư cải tiến phương tiện. Nếu như trước đây bà con dùng lá chuối để lót bánh, ống tre để cán thì bây giờ được lót nhựa và cán bằng ống nhựa. Đặc biệt là trang bị máy quếch bánh bằng điện thay cho sức người.

Đến nay, tất cả các hộ đều sử dụng phương tiện này, với kinh phí mỗi máy 15 triệu đồng. Sử dụng máy quếch này mỗi ổ bánh rút gắn thời gian từ 20 phút còn 15 phút, giảm công lao động 2 người so với làm thủ công.

Nhờ sản xuất có chất lượng, được ưa chuộng nên hiện nay bánh phồng của người dân ở Phú Ngãi được thương lái đến tận nơi đặt mua, không còn phải mang đi bán như trước.

Do lượng tiêu thụ ngày càng tăng nên hiện nay người dân ở Phú Ngãi sản xuất bánh phồng quanh năm. Từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập không nhỏ cho nhiều lao động.

Năm 2011, các hộ ở Phú Ngãi đã sản xuất được trên 6.880 thiên bánh phồng, doanh thu hơn 11 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/năm.

Gia đình anh Nguyễn Văn Bé Tư sinh năm 1963, ở ấp Phú Thuận chỉ với 3 lao động bình quân mỗi ngày sản xuất được 8 ổ bánh, mỗi ổ 100 cái bánh. Hiện nay giá bán mỗi ổ bánh 130.000 đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 40.000 đồng.

Làm thế nào để duy trì và phát triển nghề sản xuất bánh phồng của mình, anh Nguyễn Văn Bé Tư cho biết: “Phải sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Để cho bánh có chất lượng khi làm phải chọn nếp thuần, đường, dừa có chất lượng. Khi nếp nấu xong, trước khi cán phải trộn men để khi nướng bánh được chùi (nở to, bóng). Khi có chất lượng, người tiêu dùng ưa chuộng, thương lái sẽ đến đặt mua nhiều. Từ đó tôi mới sản xuất bánh nhiều hơn, cung cấp cho nhiều nơi” .

Không chỉ thế mà người dân còn rất ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Nếu như trước đây nguồn nước thải của nguyên liệu làm bánh đổ ra bên ngoài thì giờ đây người dân sử dụng làm nước uống cho gia súc. Từ đó hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Từ kết quả này, năm 2007 nghề sản xuất bánh phồng của người dân ở Phú Ngãi được công nhận làng nghề truyền thống.

Ông Huỳnh Văn Lâm - Trưởng ban đại diện làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Phú Ngãi nói: “Sắp tới, chúng tôi sẽ vận động bà con sản xuất bánh phồng có chất lượng cao, đồng thời giữ gìn vệ sinh môi trường để không ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bên cạnh đó, đề nghị các ngành chức năng sớm công nhận thương hiệu sản phẩm để bánh phồng của địa phương dễ dàng tìm đầu ra. Ngoài ra, mong Nhà nước hỗ trợ vốn cho các hộ nơi đây để trang bị phương tiện mới, hiện đại, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là trong dịp tết cổ truyền”.

Tuy hoạt động không quy mô như làng nghề truyền thống sản xuất bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, nhưng làng nghề sản xuất bánh phồng ở Phú Ngãi, Ba Tri cũng tạo ra được một sản phẩm bánh từ sự cần mẫn, thiết tha để chuyển hương vị của quê hương đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh đồng thời mang về thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương.

Người viết: Trần Xiện    

Bình luận